Cầu thủ nhập tịch lên tuyển Việt Nam được không? Nhiều năm qua, đây vẫn là đề tài được nhiều người quan tâm. Để có cái nhìn tổng quan về hiện trạng này, bạn đọc hãy tham khảo chia sẻ của tin bên lề dưới đây.

Câu chuyện cầu thủ nhập tịch trên thế giới

Với bóng đá châu Âu, câu chuyện cầu thủ nhập tịch vốn không hề xa lạ. Đội tuyển Pháp nổi lên là thế lực đáng gờm của bóng đá châu Âu nhờ những cầu thủ gốc gác nước ngoài. Đội hình của “Gà trống” có tiền vệ Kante gốc Mali, tiền đạo Mbappe có mẹ người gốc Algeria, còn bố người Cameroon,… Cầu thủ Jorginho của đội tuyển quốc gia Italia cũng là người Brazil. Mãi tới năm 24 tuổi, khi không được gọi vào tuyển quốc gia, anh mới gia nhập Ý.

Liên đoàn bóng đá Malaysia cũng mở vòng tay rộng đón chờ nhiều cầu thủ nhập tịch. Ở Việt Nam, vào thời HLV Calisto, ông cũng tư vấn cho VFF rằng muốn “đi tắt, đón đầu” để tuyển Việt Nam đủ sức chinh chiến ở đấu trường châu lục thì không gì nhanh và hiệu quả hơn việc sử dụng cầu thủ nhập tịch có chuyên môn vững vàng.

Cầu thủ nhập tịch lên tuyển Việt Nam
Đặng Văn Lâm là cầu thủ Việt kiều thi đấu thành công tại Việt Nam

Đến nay, chỉ những cầu thủ có dòng máu Việt và gốc gác Việt mới được chơi cho tuyển Việt Nam. Sở dĩ thủ môn Đặng Văn Lâm được gọi lên tuyển vì anh có bố là người Việt. Quy định này khiến nhiều cầu thủ nhập tịch chuyên môn cao chưa được khoác áo tuyển quốc gia.

Đưa cầu thủ nhập tịch lên tuyển Việt Nam – quan điểm hiện tại

Vài năm qua, việc sử dụng các cầu thủ mang dòng máu Việt Nam vẫn được bàn luận sôi nổi. Thủ môn Đặng Văn Lâm đã thi đấu thành công cho tuyển Việt Nam. Đây là nút mở khiến người hâm mộ mong muốn Liên đoàn bóng đá Việt Nam tạo điều kiện để có thêm nhiều cầu thủ Việt kiều lên tuyển.

Phát biểu trước trận gặp đội tuyển Singapore tại Giải giao hữu quốc tế – Hưng Thịnh 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo chia sẻ: “Cầu thủ có gốc gác Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam hoàn toàn có cơ hội khoác áo tuyển Việt Nam. 3 năm qua, tôi rất quan tâm tới điều này”.

Với các cầu thủ nhập tịch (không mang dòng máu Việt Nam), ông Park cũng bày tỏ quan điểm: “Hiện tại nhiều nước Đông Nam Á tích cực nhập tịch cầu thủ. Điều này có lợi thế và bất lợi. Tôi không thể nói mình thích hay không. Nó thuộc về luật, phải tuân theo quy định của Chính phủ. Nếu chính phủ cho phép thì cần tính đến. Mọi thứ phải suy xét thật kỹ”.

Đội tuyển Việt Nam đã từng sử dụng các cầu thủ nhập tịch. Tuy nhiên, đó là câu chuyện của hơn 10 năm về trước. Hiện ở khu vực Đông Nam Á, có Malaysia và Indonesia sử dụng nhiều cầu thủ nhập tịch nhất. Tuy nhiên, thành tích của họ chưa được như ý.

Xét cho cùng, theo lichbongdahomnay.com, chuuenej cầu thủ nhập tịch lên tuyển Việt Nam vẫn còn chưa ngã ngũ. Việc cầu thủ Việt kiều hay nhập tịch muốn góp mặt ở đội tuyển phải thỏa mãn nhiều yếu tố. Họ vừa phải phù hợp với chuyên môn, vừa cần đáp ứng yêu cầu về pháp lý. Không phải cầu thủ Việt kiều hay nhập tịch nào cũng tốt, phù hợp với đội tuyển.